Friday, 19/04/2024 - 20:27|
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN QUẢNG TRỊ
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CHUYÊN ĐỀ CÁC VÙNG KINH TẾ ĐỊA LÍ LỚP 12 - PHẦN II

Nguyễn Thị Thúy Hiền

mail: thuyhienlb2013@gmail.com

CHUYÊN ĐỀ CÁC VÙNG KINH TẾ

TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM  CÁC VÙNG KINH TẾ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

CÁC EM TIẾP TỤC HỌC 2 VÙNG KINH TẾ MỚI NHÉ

(Lưu ý kết hợp phần trọng tâm kiến thức và sách giáo khoa trong quá trình học tập)

PHẦN II. Vùng DHNTB, TÂY NGUYÊN

4. DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (8 tỉnh/ thành từ Đà Nẵng đến Bình Thuận)

* Khái quát

- Vị trí cầu nối: giữa các vùng kinh tế phía Bắc và phía Nam, là cửa ngỏ ra biển của Tây Nguyên, Nam Lào, ĐB Cam Phu Chia.

- Lãnh thổ: gồm 8 tỉnh/ thành, có diện tích đứng thứ 4 trong 7 vùng kinh tế.

* Vấn đề nổi bật:

Phát triển tổng hợp kinh tế biển

- Cùng với ĐBSCL là hai vùng đánh bắt thủy sản lớn nhất

- Điều kiện thuận lợi cho nghề muối phát triển nhất.

- Có đặc điểm khí hậu Đông Trường Sơn, mùa hạ có gió phơn, thu đông có mưa.

- Biện pháp thủy lợi quan trọng: làm hồ chứa.

- Nhiều điều kiện đánh bắt thủy hải sản: nhiều bãi tôm cá, nằm trong 2 ngư trường lớn cực Nam Trung Bộ và ngư trường HS – TS.

- Nuôi trồng thủy sản: nhiều vụng, đầm phá.

- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng.

- Tương lai, thủy sản có vai trò: giải quyết thực phẩm đồng thời tạo sản phẩm hàng hóa.

- Ý nghĩa cấp bách trong vấn đề phát triển thủy sản: khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Du lịch biển

- Phát triển mạnh nhất.

- Điều kiện phát triển du lịch : Nhiều bãi tắm đẹp, khí hậu thuận lợi.

- Có 2 trung tâm du lịch biển quan trọng là Đà Nẵng và Nha Trang.

- Phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo, nghỉ dưỡng, thể thao...

Giao thông vận tải

- Bờ biển thuận lợi nhất cho xây dựng cảng.

- Bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa sâu có điều kiện xây dựng các cảng biển nước sâu.

- Vịnh Vân Phong: Hình thành cảng trung trung chuyển quốc tế lớn nhất tại VN.

Khai thác khoáng sản và sản xuất muối

- Khai thác dầu khí ở phía đông đảo Phú Quý (Bình Thuận).

- Sản xuất muối thuận lợi do số giờ nắng lớn, ít sông lớn đổ ra biển (Cà Ná, Sa Huỳnh)

* Phát triển Công nghiệp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

- Duyên hải NTB: chuỗi trung tâm CN.

- Các ngành CN chủ yếu: cơ khí, chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng.

- Thu hút đầu tư nước ngoài => hình thành KCN, KCX.

- Hạn chế tài nguyên nhiên liệu, năng lượng.

- Giải pháp: sử dụng điện lưới quốc gia 500KV, xây dựng nhà máy thủy điện.

- Phát triển GTVT => ý nghĩa tạo ra thế mở cửa cho vùng và phân công lao động mới.

- Nâng cấp quốc lộ 1 => tăng vai trò trung chuyển, đẩy mạnh giao lưu.        

5. TÂY NGUYÊN (5 tỉnh)

*Khái quát

- Là vùng duy nhất của nước ta không giáp biến, có chung đường biên giới với 2 quốc gia, nằm ở ngã ba Đông Dương.

- Vùng có diện tích đứng thứ 2 cả nước sau TDMNBB.

- Vùng chuyên canh cây CN thứ 2 cả nước.

- Vùng không có không có quốc lộ 1 chạy qua.

- Vùng trồng cà phê nhiều nhất.

- Vùng trữ năng thủy điện lớn thứ 2 cả nước

- Vùng có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước.

- Vị trí quan trọng quốc phòng: giáp Lào + Campuchia và án ngữ vùng trên cao

* Thế mạnh phát triển cây công nghiệp lâu năm

- Điều kiện phát triển

+Phát triển cây CN lâu năm: Đất bazan + Khí hậu cận xích đạo

+ Đất bazan tầng phong hóa sâu + dinh dưỡng + phân bố rộng lớn => nông trường + chuyên canh quy mô lớn

+ Mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy và bảo quản nông sản tuy nhiên gây thiếu nước sản xuất và sinh hoạt.

+ Mùa khô kéo dài và mùa mưa trên đất bazan vụn bở => xói mòn khi mất lớp phủ thực vật.

- Khí hậu phân hóa theo độ cao làm  cho cơ cấu cây trồng đa dạng:

+ Cao nguyên 400 -500m, khá nóng => cây CN nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu...)

+ Cao nguyên  >1000m, mát mẻ => cây cận nhiệt đới (chè).  

- Tình hình phát triển

+ Đắk Lak trồng cà phê nhiều nhất, chè : Lâm Đồng, Gia Lai (tỉnh trồng chè lớn nhất cả nước Lâm Đồng ).

+ Cao su lớn thứ 2, sau Đông Nam Bộ (Gia Lai, Dak Lak)

- Ý nghĩa khi phát triển vùng chuyên canh cây CN => giải quyết việc làm, thu hút lao động từ nơi khác đến, tạo ra tập quán sản xuất mới.

- Mô hình trồng cây CN phổ biến : nông trường quốc doanh, kinh tế vườn trồng cà phê, tiêu...

- Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội sản xuất cây CN:

+ hoàn thiện quy hoạch vùng chuyên canh, mở rộng diện tích cây CN có kế hoạch khoa học, bảo vệ rừng, thủy lợi.

+ Đa dạng hóa cơ cấu cây CN => hạn chế rủi ro tiêu thụ sản phẩm, sử dụng hợp lí tài nguyên

+ Đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu

* Lâm nghiệp:

- Từng được mạnh danh là “ kho vàng xanh của cả nước”, độ che phủ rừng lớn, diện tích đất có rừng nhiều, sản lượng khai thác gỗ rất cao chiếm 51,2% cả nước.

- Hiện nay, nạn phá rừng gia tăng do nạn lâm tặc, phá rừng lấy đất sản xuất.

- Hậu quả của nạn phá rừng: Giảm mực nước ngầm vào mùa khô, mất nơi cư trú của động thực vật, gia tăng thiên tai mưa lũ cục bộ cho Tây Nguyên và DHNTB,..

- Giải pháp: Ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác rừng đi đôi khoanh nuôi, trồng rừng mới, giao đất giao rừng, chế biến gỗ.

* Thủy điện:

+ Hình thành bậc thang thủy điện, nhà máy thủy điện Yaly (sông Xê Xan) lớn nhất Tây Nguyên.

+ Ý nghĩa phát triển thủy điện: thúc đẩy các ngành CN phát triển đặc biệt là ngành khai thác chế biến bột nhôm từ bô xít; nước tưới mùa khô; du lịch; nuôi trồng thủy sản.


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 980
Tháng 04 : 12.063
Quý 2 : 12.063
Năm 2024 : 173.010